ENGLISH
Tổng quan Hội thảo công tác xã hội và sức khỏe cộng đồng

Chuỗi hội thảo với chủ đề về Công tác xã hội và Sức khỏe cộng đồng sẽ diễn ra hoàn toàn miễn phí thông qua nền tảng Zoom, từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 31 tháng 5 năm 2024. Thông qua chương trình lần này, chúng tôi hy vọng các bạn có thể học hỏi cũng như chia sẻ những kinh nghiệm quý báu.

Hội thảo dành cho:

  • Nhân viên công tác xã hội/ Cộng tác viên/ Đối tác của các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế
  • Cán bộ, giảng viên và sinh viên đang theo học ngành Công tác Xã hội/Sức khỏe công cộng tại các trường Đại học, Cao đẳng
  • Những người đang hoạt động trong các lĩnh vực công
  • Tất cả mọi người quan tâm đến ngành công tác xã hội cũng như sức khoẻ cộng đồng

Tiếng Việt và tiếng Anh sẽ được sử dụng xuyên suốt chương trình. Xem chương trình dự kiến TẠI ĐÂY

Cùng chúng tôi chia sẻ về chương trình, giới thiệu đến bạn bè cũng như những người quan tâm qua FACEBOOK

Thông tin chi tiết hội thảo

Lễ khai mạc Chuỗi hội thảo: 20/05/2024 | 07:00 AM đến 07:30 AM giờ Việt Nam

Hội thảo được tổ chức từ ngày 20 tháng 5 năm 2024 đến 31 tháng 5 năm 2024. Mỗi ngày có 02 phiên làm việc: phiên 1 bắt đầu lúc 7g00 và kết thúc 10g00, phiên 2 bắt đầu lúc 10g30 và kết thúc 13g30 (giờ Việt Nam). Hội thảo bao gồm 16 chủ đề (mỗi chủ đề được trình bày dưới dạng một hội thảo) do từng chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia thực hiện.

Lưu ý: Riêng hội thảo đầu tiên sẽ bắt đầu lúc 07:30 AM

Lễ bế mạc Chuỗi hội thảo: 31/05/2024 | 01:30 PM đến 02:00 PM giờ Việt Nam

Mặc dù nạn mua bán người được cho là hành vi phạm pháp cực kỳ bí mật, nhưng dữ liệu mới nổi cho thấy rằng trong và sau khi bị bán, nạn nhân thường xuất hiện tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Những trường hợp này có thể tạo cơ hội cho việc xác định và can thiệp. Tuy nhiên, việc xác định và can thiệp đòi hỏi các chuyên gia lâm sàng phải có kiến thức làm việc thực tế đối với các dấu hiện của nạn buôn người, có các phương pháp tương tác hiệu quả an toàn đối với các nạn nhân, và các nguồn lực sẵn có để can thiệp. Chủ đề này sẽ giới thiệu đến người tham dự cách nhận biết các dấu hiệu của nạn buôn người; những lí do thông dụng để có thể trình bày ở các cơ sở y tế; nhu cầu chăm sóc sức khỏe chung của những người sống sót sau nạn buôn người; những nhu cầu chung và nguồn lực sẵn có để can thiệp; những thuật toán để quyết định liệu có nên can thiệp hay không, sẽ can thiệp như thế nào và khi nào thì có thể can thiệp được một cách an toàn và tôn trọng cao nhất đối với nạn nhân.

TS. Patrick Kerr, Tiến sĩ, Nhà tâm lý học Lâm sàng được cấp phép.

Ông Patrick là nhà tâm lý học và Trợ lý Giáo sư tại Khoa Y học Hành vi và Tâm thần học thuộc Khoa Y Đại học West Virginia, Cơ sở Charleston. Tại đây ông điều hành Bộ phận Nghiên cứu Khoa học hành vi và bệnh lý tâm thần WVU. Ông cũng điều hành Chương trình Dịch vụ Liệu pháp Hành vi Biện chứng WVU. Nghiên cứu và công trình học thuật của ông bao gồm hành vi tự sát và tự gây thương tích không tự sát (NSSI); điều hòa cảm xúc; căng thẳng sau sang chấn; buôn người; và cơ sở thần kinh sinh học của hành vi, nhấn mạnh vào hệ thống opioid nội sinh. Tiến sĩ Kerr là thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm chống Buôn người West Virginia. Ông đã tích cực đóng góp vào việc phát triển và triển khai chương trình đào tạo theo mô hình đào tạo người hướng dẫn về buôn người tại tiểu bang West Virginia. Công việc của ông trong lĩnh vực buôn người bao gồm việc chấp bút nhiều ấn phẩm được bình duyệt kĩ càng, bao gồm các chương sách về tính giao thoa và trải nghiệm thực tế của những người sống sót sau nạn buôn người. Tiến sĩ Kerr đã đóng góp vào các sáng kiến và dự án chống buôn người của Hoa Kỳ. Patrick là thành viên của lớp Đào tạo Huấn luyện viên Chống Buôn người HEAL ra mắt đầu tiên (năm 2019). Ông cũng là biên tập viên đóng góp cho việc phát triển Bộ công cụ giao thức chống buôn người HEAL để Phát triển phản ứng với nạn nhân buôn người trong các sơ sở chăm sóc sức khỏe.

Hội thảo này tập trung và những nhân tố phổ biến giữa những mô hình trị liệu sang chấn thông dụng nhất. Người tham gia hội thảo sẽ xem xét các vấn đề tái củng cố trí nhớ, khả năng tự điều chỉnh, những câu chuyện được ưa thích và những thay đổi chánh niệm trong quan điểm. Những người tham dự sẽ được khuyến khích phát triển các phương pháp tiếp cận phùg hợp với văn hóa riêng của họ đối cho việc điều trị sang chấn. Chủ đề này sẽ mang tính mô phỏng và trải nghiệm về phong cách giảng dạy. Hội thảo số 4 sẽ tiếp tục nội dung còn lại của chủ đề.

James Keim, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

James từng là thành viên của Viện Nghiên cứu Tâm thần và Viện Liệu pháp Gia đình Washington, hiện ông có phòng khám riêng ở San Francisco. Ông là thành viên của Hiệp hội Hoa Kỳ về Trị liệu hôn nhân và gia đình. Ông là đồng tác giả của cuốn sách “Bạo lực từ phía Đàn ông”, và là người đóng góp cho các tài liệu khác về liệu pháp cho trẻ em và gia đình. Ông Keim là Chuyên gia Fulbright đã hoàn thành công tác phục vụ của mình tại Việt Nam, và đã tổ chức các hội thảo quốc tế về liệu pháp sang chấn.

Sang chấn là một hiện tượng phổ biến đang ngày càng gia tăng với nhiều người trên toàn cầu. Một tác động đáng kể của sang chấn là rối loạn căng thẳng (PTSD), triệu chứng có thể dẫn đến suy nhược nếu không được điều trị hiểu quả. Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (PET) là một trong những phương pháp điều trị được nghiên cứu tốt nhất có minh chứng thực nghiệm mạnh mẽ về việc điều trị PTSD. Hội thảo này cũng sẽ giới thiệu đến người tham gua các phương pháp điều trị PTSD bằng PET, bao gồm: các tài liệu khoa học hỗ trợ PET; các bước chính trong quy trình điều trị bằng PET; những thách thức phổ biến trong PET; chỉ định và chống chỉ định của PET.

TS. Patrick Kerr, Tiến sĩ, Nhà tâm lý học Lâm sàng được cấp phép.

Ông Patrick là nhà tâm lý học và Trợ lý Giáo sư tại Khoa Y học Hành vi và Tâm thần học thuộc Khoa Y Đại học West Virginia, Cơ sở Charleston. Tại đây ông điều hành Bộ phận Nghiên cứu Khoa học hành vi và bệnh lý tâm thần WVU. Ông cũng điều hành Chương trình Dịch vụ Liệu pháp Hành vi Biện chứng WVU. Nghiên cứu và công trình học thuật của ông bao gồm hành vi tự sát và tự gây thương tích không tự sát (NSSI); điều hòa cảm xúc; căng thẳng sau sang chấn; buôn người; và cơ sở thần kinh sinh học của hành vi, nhấn mạnh vào hệ thống opioid nội sinh. Tiến sĩ Kerr là thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm chống Buôn người West Virginia. Ông đã tích cực đóng góp vào việc phát triển và triển khai chương trình đào tạo theo mô hình đào tạo người hướng dẫn về buôn người tại tiểu bang West Virginia. Công việc của ông trong lĩnh vực buôn người bao gồm việc chấp bút nhiều ấn phẩm được bình duyệt kĩ càng, bao gồm các chương sách về tính giao thoa và trải nghiệm thực tế của những người sống sót sau nạn buôn người. Tiến sĩ Kerr đã đóng góp vào các sáng kiến và dự án chống buôn người của Hoa Kỳ. Patrick là thành viên của lớp Đào tạo Huấn luyện viên Chống Buôn người HEAL ra mắt đầu tiên (năm 2019). Ông cũng là biên tập viên đóng góp cho việc phát triển Bộ công cụ giao thức chống buôn người HEAL để Phát triển phản ứng với nạn nhân buôn người trong các sơ sở chăm sóc sức khỏe.

Hội thảo này tập trung và những nhân tố phổ biến giữa những mô hình trị liệu sang chấn thông dụng nhất. Người tham gia hội thảo sẽ xem xét các vấn đề tái củng cố trí nhớ, khả năng tự điều chỉnh, những câu chuyện được ưa thích và những thay đổi chánh niệm trong quan điểm. Những người tham dự sẽ được khuyến khích phát triển các phương pháp tiếp cận phùg hợp với văn hóa riêng của họ đối cho việc điều trị sang chấn. Chủ đề này sẽ mang tính mô phỏng và trải nghiệm về phong cách giảng dạy.

James Keim, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

James từng là thành viên của Viện Nghiên cứu Tâm thần và Viện Liệu pháp Gia đình Washington, hiện ông có phòng khám riêng ở San Francisco. Ông là thành viên của Hiệp hội Hoa Kỳ về Trị liệu hôn nhân và gia đình. Ông là đồng tác giả của cuốn sách “Bạo lực từ phía Đàn ông”, và là người đóng góp cho các tài liệu khác về liệu pháp cho trẻ em và gia đình. Ông Keim là Chuyên gia Fulbright đã hoàn thành công tác phục vụ của mình tại Việt Nam, và đã tổ chức các hội thảo quốc tế về liệu pháp sang chấn.

Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 12 ở Hoa Kỳ, cướp đi sinh mạng của hơn 45.000 người vào năm 2020 (CDC, 2021). Cụ thể hơn, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở những người trong độ tuổi từ 10-14 đến 25-34, nguyên nhân đứng thứ ba ở độ tuổi 15-24 và là nguyên nhân đứng thứ năm ở độ tuổi từ 35 đến 44 (CDC , 2021). Hội thảo này sẽ cung cấp cho người tham dự cái nhìn tổng quan về các yếu tố rủi ro làm tăng khả năng tự tử, hướng dẫn cách hoàn thành đánh giá rủi ro với các cá nhân trong suốt cuộc đời và cách tiến hành lập kế hoạch an toàn có hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ và giữ an toàn cho các cá nhân. Bản tóm tắt các lý thuyết về tự tử, cách giải quyết các rào cản trong việc sử dụng kế hoạch an toàn, đào tạo sơ cứu tâm lý cơ bản cho những người không thuộc lĩnh vực sức khỏe tâm thần và các công cụ kỹ thuật số tiên tiến để sử dụng với khách hàng sẽ được trình bày.

Johnathan Meier, Cử nhân tâm lý học.

Johnathan hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ hai ngành tâm lý học tại Đại học West Virginia. Hiện tại, ông là trợ lý sau đại học tại phòng thí nghiệm Memory and Law. Ông nhận bằng Cử nhân chuyên ngành Tâm lý học từ Đại học Kentucky vào năm 2020. Ông quan tâm rộng rãi đến lĩnh vực tâm lý học pháp lý, đặc biệt là nhận thức của bồi thẩm và lời khai của nhân chứng.

Rebecca LaQuaglia, Cử nhân Tâm lý học.

Rebecca là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ hai tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu về thích nghi và tuân thủ điều trị bệnh tật ở trẻ em (ADAPT LAB). và là thành viên của Phòng thí nghiệm Nhi khoa về tuân thủ và chuyển tiếp. Cô nhận bằng cử nhân về tâm lý học từ Đại học Drexel. Nghiên cứu chính của Rebecca tập trung phát triển các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện việc tuân thủ điều trị ở thanh niên mắc bệnh mãn tính, vai trò của các mối quan hệ đồng đẳng trong việc tuân thủ điều trị ở thanh thiếu niên mắc các bệnh mãn tính và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh tích cực về việc nhận chẩn đoán ở thanh thiếu niên và gia đình họ.

Sự mất cân bằng quyền lực trong việc hiểu về sang chấn sẽ được phân tích kỹ lưỡng, hướng đến mục tiêu ưu tiên trao quyền và tự chủ cho những người trải qua sang chấn trong quá trình hàn gắn của họ. Sự kiên cường của một cá nhân là một quá trình hàn gắn được đặt trong bối cảnh tương tác của họ với môi trường xung quanh, dựa trên nền tảng lý thuyết sinh thái trong Công tác xã hội và nguyên tắc an toàn (an toàn xã hội) trong Hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn.

Phạm Thị Phương Lương (ThS Công tác xã hội)

Chị Lương tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Công tác xã hội tại Đại học Flinders – Nam Úc, theo chương trình học bổng Chính phủ Australia Awards niên khóa năm 2020. Chị đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội và sức khỏe tâm thần ở Việt Nam. Năm 2022, chị Lương bắt đầu công việc tại Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam với vai trò Cán bộ Đường dây nóng và Quản lý trường hợp, với trọng tâm công việc là thực hành công tác xã hội cá nhân – hỗ trợ những người trải qua bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán người. Chị Lương đặc biệt quan tâm đến việc trao quyền cho trẻ em và thanh thiếu niên từng trải qua sang chấn tâm lý, giúp họ khám phá và và thúc đẩy niềm tin vào tiềm lực của bản thân trên hành trình chữa lành.

Sự phổ biến của các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong giới trẻ, với gần một nửa số người đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán cho một ca rối loạn sức khỏe tâm thần và tự tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết, làm nổi bật sự cấp bách của việc can thiệp hiệu quả (Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, 2023). Trong môi trường như các trại hè, nơi hàng triệu trẻ em tham gia hàng năm, Hiệp hội Trại hè Mỹ khuyến khích các nhà lãnh đạo người lớn thiết lập hỗ trợ về sức khỏe tâm thần, từ các nhân viên tư vấn được đào tạo đến các nhà tâm lý được cấp phép (ACA, 2009; 2022). Bài thuyết trình này sẽ nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp can thiệp hiệu quả và hỗ trợ trong khoảng thời gian quy định cho giới trẻ trong các môi trường ngoài bốn bức tường truyền thống của một phòng mạch. Nó cũng sẽ khám phá cách mà giáo dục và đào tạo có thể được sử dụng trên các nhóm (ví dụ: bạn bè đồng trang lứa, nhà lãnh đạo thành niên và tình nguyện viên cộng đồng) để cải thiện việc tiếp cận các nguồn lực về sức khỏe tâm thần cho giới trẻ trong nhiều môi trường cộng đồng khác nhau.

TS. Stephanie McWilliams, Tiến sĩ, ThS.

Bà Stephanie là Phó Giáo sư về lâm sàng và Giám đốc Trung tâm Quin Curtis về đào tạo, dịch vụ và nghiên cứu tâm lý học tại Đại học West Virginia. Bà là bác sĩ tâm lý được cấp phép tại tiểu bang West Virginia, có bằng Tiến sĩ về Sân khấu học chuyên ngành cố vấn thanh thiếu niên và bằng Thạc sĩ về Tâm lý học lâm sàng với chuyên môn sau thạc sĩ về tâm lý học thể thao và vận động. Các khóa học hiện tại mà bà giảng dạy bao gồm Tâm lý thích nghi và thực hành thực địa vhuyên nghiệp.

Johnathan Meier,  Cử nhân tâm lý học.

Ông Johnathan hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ hai ngành tâm lý học tại Đại học West Virginia. Hiện tại, ông là trợ lý sau đại học tại phòng thí nghiệm Memory and Law. Ông nhận bằng Cử nhân chuyên ngành Tâm lý học từ Đại học Kentucky vào năm 2020. Ông quan tâm rộng rãi đến lĩnh vực tâm lý học pháp lý, đặc biệt là nhận thức của bồi thẩm và lời khai của nhân chứng.

Rebecca LaQuaglia, Cử nhân Tâm lý học.

Rebecca là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ hai tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu về thích nghi và tuân thủ điều trị bệnh tật ở trẻ em (ADAPT LAB).  và là thành viên của Phòng thí nghiệm Nhi khoa về tuân thủ và chuyển tiếp. Cô nhận bằng cử nhân về tâm lý học từ Đại học Drexel. Nghiên cứu chính của Rebecca tập trung  phát triển các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện việc tuân thủ điều trị ở thanh niên mắc bệnh mãn tính, vai trò của các mối quan hệ đồng đẳng trong việc tuân thủ điều trị ở thanh thiếu niên mắc các bệnh mãn tính và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh tích cực về việc nhận chẩn đoán ở thanh thiếu niên và gia đình họ.

Buổi hội thảo nửa ngày này khám phá vấn đề đang gia tăng về sự kiệt sức nghề nghiệp trong số các nhân viên xã hội và các chuyên gia phát triển tại Việt Nam. Đặc biệt, nó tập trung vào cách các tổ chức dịch vụ xã hội, bao gồm cả các tổ chức công, các tổ chức phi chính phủ địa phương và các tổ chức phi chính phủ của cộng đồng, có thể cải thiện việc đối phó với sự kiệt sức và hỗ trợ sức khỏe tinh thần của nhân viên của họ bằng các biện pháp phòng ngừa ở cấp tổ chức. Thông qua buổi hội thảo này, các tham gia có thể xem xét định nghĩa của sự kiệt sức, các triệu chứng của nó (cảm xúc, thể chất, tinh thần), và nguyên nhân tiềm ẩn trong lĩnh vực dịch vụ xã hội, như khối lượng công việc nặng nề, yêu cầu hỗ trợ tài chính đòi hỏi, thiếu nhân viên, hạn chế về ngân sách và ngữ cảnh biến đổi trong lĩnh vực dịch vụ xã hội. Các tham gia cũng có thể phân tích các hậu quả tiêu cực của sự kiệt sức đối với cả sức khỏe của nhân viên và năng suất tổ chức và khám phá một số chính sách tổ chức và các sáng kiến của nhân viên thực tế để đối phó với sự kiệt sức.

Do Quy Duong, ThS.

Ông Dương có bằng thạc sĩ về phát triển quốc tế. Hiện tại, ông là chuyên gia thuộc một tổ chức phi chính phủ, làm việc về các vấn đề bất bình đẳng đa chiều và vận động cho sức khỏe và hoạt động hiệu quả của nhân viên thông qua các sáng kiến do nhân viên thúc đẩy trong chính tổ chức của mình. Sự nghiệp của Duong cũng bao gồm kinh nghiệm làm nghiên cứu viên/ trợ giảng tại Đại học Quốc gia Singapore, trưởng nhóm tại Hagar International tại Việt Nam, và cán bộ dự án/ thông dịch viên cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Là một nhà nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào bất bình đẳng đa chiều và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, chẳng hạn như những người lao động di cư, hộ nghèo vùng cao và phụ nữ thuộc các nhóm thiệt thòi.

Các loại thuốc trị trầm cảm và lo âu sẽ được xem xét với mục tiêu hiểu cách các loại thuốc này được sử dụng trong quản lý trầm cảm và rối loạn lo âu. Cuộc thảo luận sẽ đi sâu vào vai trò của các chất truyền thần trong việc điều chỉnh tâm trạng, giải thích cơ chế hoạt động của các loại thuốc trị trầm cảm và lo âu thường được kê đơn. Khám phá các chỉ định cho các loại thuốc này, cùng với những lợi ích và tác dụng phụ tiềm ẩn, sẽ cung cấp những cái nhìn quý báu.

Amy Ankrom, ThS Khoa học chuyên ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng Chuyên sâu, Điều dưỡng điều trị Sức khỏe Tâm thần.

Amy là điều dưỡng tâm thần – sức khỏe tâm lý với hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bà hiện đang là giám đốc điều phối Chương trình Y tá Điều dưỡng Tâm thần – Sức khỏe Tâm thần Sau Thạc sĩ tại Đại học West Virginia. Bên cạnh đó, Amy còn trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại phòng khám tư nhân.

Trường Chánh niệm cho thanh thiếu niên (MIEA) đã sáng tạo một chương trình về thiền định và chánh niệm hỗ trợ bởi khoa học được sửa đổi dành cho sinh viên từ độ tuổi 20 đến 30 ở giáo dục Đại học với thiết kế nhằm xây dựng hạnh phúc, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy sự trắc ẩn tự thân và khả năng phục hồi. Chương trình này hiện tại đang được áp dụng không chỉ cho học sinh mà còn cho những người ở nhiều độ tuổi khác nhau và những người làm làm trong các ngành nghề từ giáo viên đến chuyên viên CTXH, nhân viên chăm sóc sức khỏe tinh thần và nhân viên ứng phó tình huống khẩn cấp. Hội thảo này sẽ cung cấp cho người tham gia Trong khoảng 2 đến 3 giờ về những quy tắc cơ bản về chương trình cùng với ít nhất tám buổi tập thiền có hướng dẫn mà người tham có thể thực hành và chia sẻ cùng những người khác. Người tham gia sẽ được hướng dẫn thông qua các buổi thiền định trong hội thảo và được yêu cầu thực hành ngồi thiền giữa các cuộc họp hội thảo trong khóa học. Hội thảo 12 sẽ tiếp tục những phần đã được triển khai trong hội thảo 10.

TS Neal Newfield, Chuyên gia CTXH Lâm sàng Độc lập được cấp phép.

Ông Neal là Giáo sư Danh dự của Khoa Công tác xã hội và Giáo sư  ngành Tâm lý học tại Đại học West Virginia. Ông là học giả về lâm sàng và Giám sát viên được được chấp thuận của Hiệp hội Trị liệu Hôn nhân và Gia đình Hoa Kỳ. Ông Neal đã giảng dạy các khóa học về trị liệu cá nhân, vợ chồng và gia đình, đồng thời điều hành các nhóm về chánh niệm và thiền định. Ông là Giảng viên:  được chứng nhận của Viện Chánh niệm cho Người lớn trẻ (MIEA) và cũng được công nhận là Huấn luyện viên Chương trình rèn luyện chịu đựng dựa trên Chánh niệm (MBRT). Hiện nay, ông là một nhà tâm lý trị liệu hoạt động tại Trung tâm Tư vấn Mục vụ Morgantown. Các công trình xuất bản của ông trải rộng từ nghiên cứu đến thực hành. Ông cùng vợ mình, Tiến sĩ Susan Newfield đã nhận được Giải thưởng Inaugural 2018 từ Văn phòng Công tác Toàn cầu của Đại học West Virginia cho Giảng viên có đóng góp toàn cầu, và được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho những đóng góp của ông.

Tinh Dang, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Tinh, ngoài bằng tốt nghiệp sau đại học về CTXH, ông còn có bằng thạc sĩ về Giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài và Ngôn ngữ học, và là cựu sinh chương trình Fulbright. Hiện tại, ông là Chuyên gia trị liệu sức khỏe hành vi với định hướng đa văn hóa tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tâm lý Carruth thuộc Đại học West Virginia. Các vị trí trước đây của ông bao gồm làm nhà trị liệu cho Hệ thống Y tế Valley ở Morgantown, West Virginia và Đại học RMIT ở Việt Nam. Là một nhà trị liệu, ông đã làm việc với những người có nhiều hoàn cảnh khác nhau, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên đại học, người lớn, người cao niên, các cặp vợ chồng, gia đình, người sử dụng chất kích thích và các thành viên của cộng đồng LGBTQIA +.

Công tác đánh giá và điều trị cho trẻ vị thành niên có hành vi tình dục độc hại sẽ được xem xét từ góc nhìn phương Tây. Trình bày phương pháp đánh giá cho các đối tượng này kèm theo cách định nghĩa chính xác hành vi bạo lực tình dục ở trẻ vị thành niên được. Xem xét tác động của Hệ thống Tòa án và việc giám sát quá trình quản chế đối với công tác đánh giá và quá trình điều trị diễn ra. Cung cấp ví dụ về các đánh giá thực tế và khuyến nghị cùng với ngôn ngữ sử dụng cho các đánh giá theo lệnh của Tòa án. Khuyến khích Người tham gia phản ánh về Hệ thống Tòa án và Quản chế ở Việt Nam với cái nhìn về tính hữu dụng các hệ thống tiếp cận này và cách chúng được sửa đổi cũng như sử dụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Benjamin J. Yaroch, Ths ngành CTXH, chuyên viên CTXH tự do được cấp phép.

Ben là một Nhân viên Xã hội Lâm sàng được cấp phép, là thành viên của Học viện Công tác xã hội được chứng nhận và đồng thời là học giả và thành viên lâm sàng của Hiệp hội Điều trị và Phòng chống lạm dụng tình dục. Ông có kinh nghiệm làm việc với thanh thiếu niên và những gia đình mắc phải các hành vi thách thức như chống lại chính quyền, các vấn đề trường học, vi phạm nội quy liên tục và kéo dài, tổn thương cá nhân, hành vi bất hợp pháp và bạo lực. Ben tận tâm trong việc điều trị cho trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên có mối lo ngại cấp tính và mãn tính về các hành vi tình dục có vấn đề hoặc có hại. Chuyên môn của ông được Tòa án và các cơ quan hạt công nhận và ông có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Trường Chánh niệm cho thanh thiếu niên (MIEA) đã sáng tạo một chương trình về thiền định và chánh niệm hỗ trợ bởi khoa học được sửa đổi dành cho sinh viên từ độ tuổi 20 đến 30 ở giáo dục Đại học với thiết kế nhằm xây dựng hạnh phúc, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy sự trắc ẩn tự thân và khả năng phục hồi. Chương trình này hiện tại đang được áp dụng không chỉ cho học sinh mà còn cho những người ở nhiều độ tuổi khác nhau và những người làm làm trong các ngành nghề từ giáo viên đến chuyên viên CTXH, nhân viên chăm sóc sức khỏe tinh thần và nhân viên ứng phó tình huống khẩn cấp. Hội thảo này sẽ cung cấp cho người tham gia Trong khoảng 2 đến 3 giờ về những quy tắc cơ bản về chương trình cùng với ít nhất tám buổi tập thiền có hướng dẫn mà người tham có thể thực hành và chia sẻ cùng những người khác. Người tham gia sẽ được hướng dẫn thông qua các buổi thiền định trong hội thảo và được yêu cầu thực hành ngồi thiền giữa các cuộc họp hội thảo trong khóa học.

TS Neal Newfield, Chuyên gia CTXH Lâm sàng Độc lập được cấp phép.

Ông Neal là Giáo sư Danh dự của Khoa Công tác xã hội và Giáo sư  ngành Tâm lý học tại Đại học West Virginia. Ông là học giả về lâm sàng và Giám sát viên được được chấp thuận của Hiệp hội Trị liệu Hôn nhân và Gia đình Hoa Kỳ. Ông Neal đã giảng dạy các khóa học về trị liệu cá nhân, vợ chồng và gia đình, đồng thời điều hành các nhóm về chánh niệm và thiền định. Ông là Giảng viên:  được chứng nhận của Viện Chánh niệm cho Người lớn trẻ (MIEA) và cũng được công nhận là Huấn luyện viên Chương trình rèn luyện chịu đựng dựa trên Chánh niệm (MBRT). Hiện nay, ông là một nhà tâm lý trị liệu hoạt động tại Trung tâm Tư vấn Mục vụ Morgantown. Các công trình xuất bản của ông trải rộng từ nghiên cứu đến thực hành. Ông cùng vợ mình, Tiến sĩ Susan Newfield đã nhận được Giải thưởng Inaugural 2018 từ Văn phòng Công tác Toàn cầu của Đại học West Virginia cho Giảng viên có đóng góp toàn cầu, và được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho những đóng góp của ông.

Tinh Dang, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Tinh, ngoài bằng tốt nghiệp sau đại học về CTXH, ông còn có bằng thạc sĩ về Giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài và Ngôn ngữ học, và là cựu sinh chương trình Fulbright. Hiện tại, ông là Chuyên gia trị liệu sức khỏe hành vi với định hướng đa văn hóa tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tâm lý Carruth thuộc Đại học West Virginia. Các vị trí trước đây của ông bao gồm làm nhà trị liệu cho Hệ thống Y tế Valley ở Morgantown, West Virginia và Đại học RMIT ở Việt Nam. Là một nhà trị liệu, ông đã làm việc với những người có nhiều hoàn cảnh khác nhau, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên đại học, người lớn, người cao niên, các cặp vợ chồng, gia đình, người sử dụng chất kích thích và các thành viên của cộng đồng LGBTQIA +.

Các loại thuốc chống loạn thần không thông dụng sẽ được xem xét với mục tiêu thấu hiểu cách mà những loại thuốc này được tận dụng trong chữa trị các chứng rối loạn tâm lý cảm xúc. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các chất dẫn truyền thần kinh bị tác động bởi các loại thuốc chống loạn thần không thông dụng và các chứng rối loạn mà chúng điều trị. Nhiều cộng dụng của thuốc đặc biệt khi so sánh với các lọai thuốc chống loạn thần cũ sẽ được xem lại kèm theo các rủi ro mà chúng mang đến.

Amy Ankrom, ThS Khoa học chuyên ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng Chuyên sâu, Điều dưỡng điều trị Sức khỏe Tâm thần.

Amy là điều dưỡng tâm thần – sức khỏe tâm lý với hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bà hiện đang là giám đốc điều phối Chương trình Y tá Điều dưỡng Tâm thần – Sức khỏe Tâm thần Sau Thạc sĩ tại Đại học West Virginia. Bên cạnh đó, Amy còn trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại phòng khám tư nhân.

Trí tuệ cảm xúc (EI) đã trở nên phổ biến trong giới tâm lí học. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc cũng ngày càng được nhắc đến trong doanh nghiệp và các bối cảnh văn hóa phổ biến. Chuyên viên công tác xã hội có trách nhiệm giải quyết các nhu cầu của mỗi cá nhân và gia đình đã phát hiện rằng trí tuệ cảm xúc là một công cụ vô giá khi xử lí các vấn đề ảnh hưởng đến khách hàng. Trí tuệ cảm xúc được hiểu là một nhân tốt quan trọng trong cách người ta xử lí các vấn đề trong cuộc sống. Đó là bản ngã then chốt liên quan đến cách khách hàng đáp ứng các mục tiêu của họ. Hội thảo này sẽ giới thiệu, định nghĩa và khám phá cụ thể cách mà sự chín chắn của phụ huynh tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ và trẻ thành niên. Áp dụng nghiên cứu ứng dụng để mô tả các ý chính. Đề xuất các chiến lược thực tiễn vận dụng trong việc nghiên cứu và thấu hiểu trí tuệ cảm xúc dưới dạng cải tiến cho phương thức trị liệu thông thường và cách chúng giúp cải thiện các kết quả từ khách hàng. Hội thảo #16 sẽ tiếp tục các phần đã được triển khai trong hội thảo 14.

Matthew Held, ThS. ngành CTXH, chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Matt là một nhân viên xã hội tâm thân tại Trung tâm Tư vấn Mục vụ Morgantown tọa lạc tại Morgantown, West Virginia. Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, ông làm việc với các cá nhân, cặp đôi và gia đình với nhiều hoàn cảnh đa dạng. Ông tập trung vào các vấn đề của nam giới và cặp đôi, lo âu về hiệu suất, tự trọng và phục vụ cộng đồng LGBTQIA+. Các phương pháp chủ yếu mà ông sử dụng bao gồm thực hành ý thức và thiền định, các phương pháp trị liệu tập trung vào giải pháp và các phương pháp hành vi nhận thức. Phương pháp làm việc của ông tập trung vào con người, và ông thích có cơ hội giúp thân chủ hiện thực hóa phiên bản tốt nhất của chính họ.

Tinh Dang, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Tinh, ngoài bằng tốt nghiệp sau đại học về CTXH, ông còn có bằng thạc sĩ về Giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài và Ngôn ngữ học, và là cựu sinh chương trình Fulbright. Hiện tại, ông là Chuyên gia trị liệu sức khỏe hành vi với định hướng đa văn hóa tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tâm lý Carruth thuộc Đại học West Virginia. Các vị trí trước đây của ông bao gồm làm nhà trị liệu cho Hệ thống Y tế Valley ở Morgantown, West Virginia và Đại học RMIT ở Việt Nam. Là một nhà trị liệu, ông đã làm việc với những người có nhiều hoàn cảnh khác nhau, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên đại học, người lớn, người cao niên, các cặp vợ chồng, gia đình, người sử dụng chất kích thích và các thành viên của cộng đồng LGBTQIA +.

Hội thảo này sẽ trình bày các phương pháp tiếp cận về tương tác đạo đức để xem xét khi làm việc trong cả thực hành công tác xã hội trực tiếp cũng như các nguyên tắc tổng thể cho công tác cộng đồng dựa trên giá trị. Mặc dù các nguyên tắc cụ thể có thể thay đổi phần nào giữa các hiệp hội nghề nghiệp khác nhau và từ nước này sang nước khác, sự tương đồng chung trong giá trị đạo đức sẽ được khám phá. Thông qua xem xét khuôn khổ đạo đức tổng thể, người tham gia sẽ hiểu được các định nghĩa phân loại tổng thể và có thể đào sâu vào các vấn đề thực hành thực tiễn thông qua các nghiên cứu ứng dụng và các ví dụ thực tế của người tham dự. Người tham tham gia cũng sẽ khám phá các mã số đặc biệt về đạo đức và thảo luận về các nhân tố liên quan vì chúng có thể liên quan đến các giá trị quan trọng cho các thói quen hữu hiệu. Hội thảo 17 sẽ tiếp tục các phần đã được triển khai trong hội hội thảo 15.

Denis M. Scott, Tiến sĩ.

Denis là Giáo sư của Đại học West Virginia và Chuyên gia Kết nối Cộng đồng và Nhận thức Toàn cầu. Ông cũng là Phó Giám đốc Trung tâm Kết nối Cộng đồng của WVU. Ông có bằng Tiến sĩ về Phát triển Con người và Cộng đồng và được chứng nhận là Chuyên gia Phát triển cộng đồng và kinh tế chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, ông còn là một Quản trị viên Đánh giá Phát triển Đa văn hóa (IDI). Ông đã thiết kế và tổ chức các khóa đào tạo về năng lực văn hóa cho các trường học, tổ chức phi lợi nhuận, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các đơn vị hành chính địa phương và tổ chức nhà nước. Các khóa đào tạo nhân lực lao động ứng dụng của ông giúp mọi người học hỏi và thấu hiểu những khác biệt giữa các cộng đồng mà vẫn tôn trọng sự quan trọng của việc làm việc với những người có thể khác biệt với họ. Ông đã lãnh đạo nhiều chương trình quốc tế cũng như trao đổi và chương trình học tập trải nghiệm đa văn hóa để giúp các thành viên hiểu về bản thân trong ngữ cảnh địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Shanti L. Hicks, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Shanti nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội tại Đại học West Virginia. Bà là chuyên viên CTXH lâm sàng được cấp phép và có Chứng chỉ sau đại học Liên ngành về Nghiên cứu Khuyết tật. Shanti cũng có Giấy chứng nhận Đào tạo thông qua Trung tâm Xuất sắc về Lãnh đạo Giáo dục Khuyết tật thuộc Đại học West Virginia về Khuyết tật Phát triển Thần kinh (LEND). Sự quan tâm nghề nghiệp của Shanti bao gồm chủ đề về năng động của thanh niên và gia đình.

Trí tuệ cảm xúc (EI) đã trở nên phổ biến trong giới tâm lí học. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc cũng ngày càng được nhắc đến trong doanh nghiệp và các bối cảnh văn hóa phổ biến. Chuyên viên công tác xã hội có trách nhiệm giải quyết các nhu cầu của mỗi cá nhân và gia đình đã phát hiện rằng trí tuệ cảm xúc là một công cụ vô giá khi xử lí các vấn đề ảnh hưởng đến khách hàng. Trí tuệ cảm xúc được hiểu là một nhân tốt quan trọng trong cách người ta xử lí các vấn đề trong cuộc sống. Đó là bản ngã then chốt liên quan đến cách khách hàng đáp ứng các mục tiêu của họ. Hội thảo này sẽ giới thiệu, định nghĩa và khám phá cụ thể cách mà sự chín chắn của phụ huynh tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ và trẻ thành niên. Áp dụng nghiên cứu ứng dụng để mô tả các ý chính. Đề xuất các chiến lược thực tiễn vận dụng trong việc nghiên cứu và thấu hiểu trí tuệ cảm xúc dưới dạng cải tiến cho phương thức trị liệu thông thường và cách chúng giúp cải thiện các kết quả từ khách hàng.

Matthew Held, ThS. ngành CTXH, chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Matt là một nhân viên xã hội tâm thân tại Trung tâm Tư vấn Mục vụ Morgantown tọa lạc tại Morgantown, West Virginia. Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, ông làm việc với các cá nhân, cặp đôi và gia đình với nhiều hoàn cảnh đa dạng. Ông tập trung vào các vấn đề của nam giới và cặp đôi, lo âu về hiệu suất, tự trọng và phục vụ cộng đồng LGBTQIA+. Các phương pháp chủ yếu mà ông sử dụng bao gồm thực hành ý thức và thiền định, các phương pháp trị liệu tập trung vào giải pháp và các phương pháp hành vi nhận thức. Phương pháp làm việc của ông tập trung vào con người, và ông thích có cơ hội giúp thân chủ hiện thực hóa phiên bản tốt nhất của chính họ.

Tinh Dang, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Tinh, ngoài bằng tốt nghiệp sau đại học về CTXH, ông còn có bằng thạc sĩ về Giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài và Ngôn ngữ học, và là cựu sinh chương trình Fulbright. Hiện tại, ông là Chuyên gia trị liệu sức khỏe hành vi với định hướng đa văn hóa tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tâm lý Carruth thuộc Đại học West Virginia. Các vị trí trước đây của ông bao gồm làm nhà trị liệu cho Hệ thống Y tế Valley ở Morgantown, West Virginia và Đại học RMIT ở Việt Nam. Là một nhà trị liệu, ông đã làm việc với những người có nhiều hoàn cảnh khác nhau, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên đại học, người lớn, người cao niên, các cặp vợ chồng, gia đình, người sử dụng chất kích thích và các thành viên của cộng đồng LGBTQIA +.

Hội thảo này sẽ trình bày các phương pháp tiếp cận về tương tác đạo đức để xem xét khi làm việc trong cả thực hành công tác xã hội trực tiếp cũng như các nguyên tắc tổng thể cho công tác cộng đồng dựa trên giá trị. Mặc dù các nguyên tắc cụ thể có thể thay đổi phần nào giữa các hiệp hội nghề nghiệp khác nhau và từ nước này sang nước khác, sự tương đồng chung trong giá trị đạo đức sẽ được khám phá. Thông qua xem xét khuôn khổ đạo đức tổng thể, người tham gia sẽ hiểu được các định nghĩa phân loại tổng thể và có thể đào sâu vào các vấn đề thực hành thực tiễn thông qua các nghiên cứu ứng dụng và các ví dụ thực tế của người tham dự. Người tham tham gia cũng sẽ khám phá các mã số đặc biệt về đạo đức và thảo luận về các nhân tố liên quan vì chúng có thể liên quan đến các giá trị quan trọng cho các thói quen hữu hiệu.

TS. Denis M. Scott, Tiến sĩ.

Denis là Giáo sư của Đại học West Virginia và Chuyên gia Kết nối Cộng đồng và Nhận thức Toàn cầu. Ông cũng là Phó Giám đốc Trung tâm Kết nối Cộng đồng của WVU. Ông có bằng Tiến sĩ về Phát triển Con người và Cộng đồng và được chứng nhận là Chuyên gia Phát triển cộng đồng và kinh tế chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, ông còn là một Quản trị viên Đánh giá Phát triển Đa văn hóa (IDI). Ông đã thiết kế và tổ chức các khóa đào tạo về năng lực văn hóa cho các trường học, tổ chức phi lợi nhuận, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các đơn vị hành chính địa phương và tổ chức nhà nước. Các khóa đào tạo nhân lực lao động ứng dụng của ông giúp mọi người học hỏi và thấu hiểu những khác biệt giữa các cộng đồng mà vẫn tôn trọng sự quan trọng của việc làm việc với những người có thể khác biệt với họ. Ông đã lãnh đạo nhiều chương trình quốc tế cũng như trao đổi và chương trình học tập trải nghiệm đa văn hóa để giúp các thành viên hiểu về bản thân trong ngữ cảnh địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Shanti L. Hicks, ThS. ngành CTXH, Chuyên viên CTXH Lâm sàng được cấp phép.

Shanti nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội tại Đại học West Virginia. Bà là chuyên viên CTXH lâm sàng được cấp phép và có Chứng chỉ sau đại học Liên ngành về Nghiên cứu Khuyết tật. Shanti cũng có Giấy chứng nhận Đào tạo thông qua Trung tâm Xuất sắc về Lãnh đạo Giáo dục Khuyết tật thuộc Đại học West Virginia về Khuyết tật Phát triển Thần kinh (LEND). Sự quan tâm nghề nghiệp của Shanti bao gồm chủ đề về năng động của thanh niên và gia đình.

Hội thảo này sẽ vươn khỏi các vấn đề cốt lỏi của công tác xã hội và phác họa một bức tranh tổng thể về thực hành công tác xã hội nói chung. Người tham gia sẽ được khuyến khích nộp câu hỏi dưới hình thức văn bản trước khi bắt đầu hội thảo với các chủ đề nổi bật trong câu hỏi ảnh hưởng đến định hướng của hội thảo. Hội thảo này cũng sẽ mang tính tương tác cao với những câu hỏi với các câu hỏi được đưa ra trong phiên họp nhằm khuyến khích sự trao đổi tự phát và sống động.

John Ang, Cử nhân Khoa học, Ths ngành CTXH

John là học giả cao cấp tại đại học Quốc gia Singapore, ông đã giảng dạy tại đây hơn 30 năm. Công việc thực hành công tác xã hội đã đưa ông đến Yangon, Myanmar. Tại đây, ông hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo cho cán bộ phúc lợi xã hội và chương trình đào tạo có cấp bằng về công tác xã hội. Cùng với Quỹ Quốc tế Singapore (SIF), ông đã giúp nâng cao chương trình giảng dạy về công tác xã hội tại Hà Nội, hỗ trợ công tác đào tạo và thực hành để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội phức tạp của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, ông John từng tham gia Ban Giám đốc của cả ba tổ chức then chốt của thế giới về công tác xã hội, giáo dục công tác xã hội và phúc lợi xã hội, cụ thể là Liên đoàn Công tác Xã hội Quốc tế (IFSW), Hiệp hội Quốc tế các Trường Công tác Xã hội (IASSW) và Hội đồng Quốc tế về Dịch vụ Xã hội (ICSW).

Cho đến gần đây, ông còn là Chủ tịch của Liên đoàn Công tác Xã hội Quốc tế (khu vực Châu Á – Thái Bình Dương). Ông cũng từng là Chủ tịch ba nhiệm kỳ của Hiệp hội Công tác Xã hội Singapore. Ông là chuyên gia tư vấn cho Văn phòng ESCAP của Liên hợp quốc ở Bangkok trong sáng kiến Thập kỷ đầu tiên của Người khuyết tật. Với những đóng góp cho lĩnh vực dịch vụ xã hội, ông John đã hai lần được Chính phủ Singapore vinh danh và nhận Huân chương Dịch vụ Công và Ngôi Sao Dịch vụ Công. Ông từng giảng dạy tại Đại học Hawaii, Đại học Cornell ở Ithaca, New York và Đại học Hạ Môn ở Trung Quốc. Ông đã giảng dạy tất cả các môn học cốt lõi về công tác xã hội và tích cực tham gia thiết kế các môn học mới như công tác xã hội và truyền thông. Ông có sự quan tâm lớn với lý thuyết xã hội, phát triển trẻ em, giáo dục đời sống gia đình, tư vấn cặp đôi và nghiên cứu về khuyết tật, đặc biệt là chứng tự kỷ. Ông giảng dạy, tư vấn và xuất bản các công trình trong những lĩnh vực này.

Xung đột giữa cá nhân có thể cực kỳ khó giải quyết theo cách xây dựng mối quan hệ. Phiên họp này sẽ cung cấp các kiến thức về cách quản lí hành vi và cảm xúc của chúng ta để có thể tiếp cận xung đột theo cách mà không chỉ giúp giải quyết các tình huống leo thang mà còn giúp xây dựng các mối quan hệ lành mạnh sau này. Giải quyết vấn đề về sử dụng các công cụ can thiệp chủ động, kỹ thuật giao tiếp bằng lời hoặc phi ngôn ngữ và xác định các sự can thiệp hoặc phản hồi tốt nhất để sử dụng trong tương tác leo thang. Giao tiếp trong xung đột là một lĩnh vực thâm chí có thể khiến người giao tiếp giỏi cũng gặp khó khăn. Buổi đào tạo này sẽ bao gồm các yếu tố về Hệ thống Mandt và sẽ giúp giúp các cá nhân học cách giao tiếp cũng như kỹ năng giải quyết xung đột tốt hơn để họ có thể tiếp cận việc giải quyết xung đột tự tin hơn.

Mike Bellisario, Cử nhân Khoa học Điều dưỡng, Y tá có đăng ký.

Mike là giảng viên điều dưỡng tâm thần và sức khỏe tâm trí tại Đại học West Virginia, và hiện đang theo học chương trình đào tạo sau đại học về điều dưỡng. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong các môi trường cộng đồng và bệnh viện khác nhau, chuyên về quản lý môi trường, kỹ năng giảm căng thẳng và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Ông là giảng viên quốc gia của Hệ thống Mandt, một chương trình phát triển nhân viên quốc tế, tập trung vào cách tiếp cận toàn diện, tích hợp nhằm phòng ngừa, giảm căng thẳng và can thiệp nếu cần thiết khi hành vi của một cá nhân gây ra mối nguy hại cho bản thân và / hoặc người khác. Ông tiếp tục đào tạo những phương thức này cho sinh viên và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ông cũng có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh hành vi và các can thiệp hành vi tích cực và hỗ trợ hành vi tích cực (PBIS), mà ông kết hợp vào các chiến lược để tương tác thành công.

Khám phá về lịch sử, khoa học và những điều cở bản của kỹ thuật bấm huyệt khai phóng cảm xúc dựa trên bằng chứng (EFT). EFT hay bấm huyệt là một loại hình điều trị thay thế được tán thành bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, được tận dụng trong việc làm giảm các cơn đau thể chất cũng như các muộn phiền về mặt cảm xúc. Trong phiên hợp về EFT, các huyệt cụ thể được bấm bằng đầu ngón tay theo trình tự và tác động đến hệ thống thần kinh phó giao cảm, kích hoạt các phản hồi làm giảm cơn đau, sự lo lắng và tuyệt vọng. EFT sẽ được truyền đạt cả theo lối trải nghiệm và thông qua bài thuyết trình mô phạm. Người tham gia sẽ học tập và thực hành phương pháp can thiệp cơ thể này.

Christine Acklen Ths ngành CTXH, chuyên viên  CTXH tự do được cấp phép, chuyên viên CTXH lâm sàng được cấp phép.

Christine là một chuyên viên công tác xã hội lâm sàng và nhà trị liệu tâm lý với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc với cá nhân và gia đình ở mọi lứa tuổi. Hiện tại, Bà là chuyên gia tư vấn lâm sàng cho thành phố Albuquerque, New Mexico, Hoa Kỳ và có phòng mạch riêng chuyên về trị liệu tâm lý. Bà đã từng làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm các phòng khám sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất, chương trình dành cho gia đình vô gia cư, bệnh viện, trường học và các cơ quan tư vấn. Ngoài việc tư vấn cá nhân, nhóm, vợ chồng và gia đình, Bà còn có chuyên môn về liệu pháp hành vi cho thân chủ có khuyết tật phát triển. Bà từng giám sát các nhân viên xã hội được cấp phép, thực tập sinh công tác xã hội trình độ sau đại học, huấn luyện nhân viên cơ quan về các phương pháp thực hành tốt nhất và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và các thành viên nhóm đa ngành, bao gồm cả bác sĩ tâm thần tham dự.

Cùng chúng tôi chia sẻ về chương trình giới thiệu đến bạn bè cũng như những người quan tâm qua FACEBOOK.

Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ qua email SWSI.HTCTXH@PACIFICLINKS.ORG

A special thanks to our

Partners

Proudly powered by Themelexus.com