English

 

 

 

Do bối cảnh thay đổi của đại dịch COVID-19, Pacific Links Foundation rất tiếc phải hủy bỏ Hội thảo hè Công Tác Xã Hội và Sức Khỏe Cộng Đồng năm nay vì sự an toàn của những người tham gia hội thảo. Chúng tôi hy vọng sẽ gặp bạn vào năm tới để kỷ niệm năm thứ 15 của sự kiện này.

 

Pacific Links Foundation cam kết vẫn sẽ chia sẻ các kỹ năng làm việc xã hội thực tế mới nhất với sự hợp tác, hỗ trợ của hai đối tác với Đại học West Virginia và Đại học An Giang. Xem thư ngỏ của Tiến sĩ. Neal & Susan Newfield, người đã đi đầu trong sáng kiến này. Chúng tôi đang xem xét khả năng cung cấp một số lượng hạn chế các hội thảo trong một phiên bản rút gọn trực tuyến, hãy theo dõi để tìm hiểu thêm!

 


Hội thảo hè Công Tác Xã Hội và Sức Khỏe Cộng hướng đến những người tham gia:

  • Cán sự, nhân viên công tác xã hội/ Cộng tác viên/ Đối tác của các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế 
  • Cán bộ, giảng viên và sinh viên ngành công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng tại các trường đại học, cao đẳng
  • Những người làm trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng khác
  • Những người quan tâm đến ngành công tác xã hội, sức khoẻ cộng đồng

 

 

 

Email  swsi.htctxh@pacificlinks.org để có tên trong danh sách email nhận được thông báo đăng ký và có thêm thông tin từ chúng tôi

 

Quyên góp

 

 

Lớp chuyên đề mẫu 2019

 

Hội thảo sẽ bắt đầu lúc 8g00’ và kết thúc 16g30’ mỗi ngày, bao gồm 90 phút nghỉ và ăn trưa. Giúp bảo vệ môi trường và lưu giữ các tài liệu này trong máy tính xách tay/điện thoại thông minh của mình.

 

 

HỘI THẢO 1: Tham vấn bạo hành trong mối quan hệ tình yêu và hôn nhân (Từ ngày 20/5/2019 đến ngày 22/5/2019) – Thạc sĩ Tô Thị Hạnh

Bạo hành không chỉ diễn ra trong mối quan hệ hôn nhân mà cả mối quan hệ yêu đương của các cặp đôi. Bạo hành có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực và nhiều khi tinh vi khiến người trải qua nó khó có thể nhận biết mình đang là nạn nhân và chịu ảnh hưởng lớn từ nó. Tập huấn này sẽ giúp người tham gia nhạy cảm hơn với các kiểu bạo hành từ ngôn từ, cảm xúc, tương tác xã hội, kiểm soát tài chính, hiểu về những dấu hiệu cảnh báo sớm, chu kỳ của bạo hành, đánh giá dấu hiệu sự thay đổi thực sự…. Tập huấn cũng sẽ giúp người tham gia có cơ hội thực hành các nội dung và công cụ cần thiết như trong hỗ trợ nạn nhân như: Đánh giá rủi ro, Lập kế hoạch an toàn thể chất và cảm xúc, Tam giác mối quan hệ rắc rối/ mối quan hệ lành mạnh; Nâng cao sức mạnh cho nạn nhân,…

Cô Tô Thị Hạnh – Thạc sĩ Tâm lý học, tốt nghiệp từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Cô có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn hỗ trợ người bị mua bán, xâm hại tình dục và bạo lực gia đình. Từ năm 2014-2017 Cô là cố vấn về hoạt động tham vấn cho dự án Nâng cao năng lực can thiệp bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam của Đại học Flinders, Australia. Hiện tại, cô Hạnh là cán bộ tập huấn, thúc đẩy nhóm và trưởng nhóm về Hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn (Trauma-informed care) của Tổ chức quốc tế Hagar tại Việt Nam.

 

 

HỘI THẢO 2: Đơn giản hóa mô hình tham vấn trị liệu tập trung vào giải pháp (Ngày 23 /5/2019) – Giáo sư, Tiến sĩ Neal Newfield

Các câu hỏi trong mô hình tham vấn trị liệu tập trung vào giải pháp sẽ được giới thiệu trong hội thảo này. Toàn bộ thời gian của hội thảo sẽ được sử dụng để tìm hiểu những câu hỏi ngoại lệ nhằm biết chi tiết khi nào vấn đề không xảy ra, loại câu hỏi kỳ diệu, câu hỏi mở rộng, câu hỏi về mối quan hệ và các hình thức đặt câu hỏi khác. Thêm vào đó, tham dự viên sẽ học được cách xây dựng mối quan hệ với thân chủ để đặt thân chủ với vai trò là người tự quyết định sự thay đổi của chính bản thân mình. Hướng dẫn thiết lập mục tiêu tập trung vào mong muốn thay đổi của thân chủ. Chủ đề được trình bày bằng Power Point, hội đàm và thực hành.

Thầy Neal Newfield – Giáo sư, Tiến sĩ Công tác Xã hội tại Đại học West Virginia, chuyên giảng dạy các khóa học về trị liệu cho cá nhân, các cặp đôi đã kết hôn và gia đình. Đồng thời, Thầy cũng là thành viên lâm sàng, giám sát viên của Hiệp hội trị liệu Hôn nhân và Gia đình Hoa Kỳ. Thầy cũng là người giám sát tại Trung tâm Đào tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu Tâm lý Quin Curtis của Đại học West Virginia. Các ấn phẩm đã xuất bản của Thầy bao quát từ nghiên cứu đến thực hành.

 

 

HỘI THẢO 3: Hỗ trợ vượt qua cảm giác mâu thuẫn nội tâm: Phương pháp phỏng vấn tạo động lực (Ngày 24/5/2019) – Phó giáo sư, Tiến sĩ Susan Newfield

Mọi người thường cảm thấy bế tắc và gặp khó khăn khi quyết định bỏ qua việc giải quyết vấn đề. Chủ đề này tập trung vào cách tiếp cận thông tin nghiên cứu cho cá nhân vượt qua sự mơ hồ của họ để đưa ra quyết định thay đổi cuộc sống.  Những người tham gia sẽ được giới thiệu về lý thuyết và thực hành cách phỏng vấn tạo động lực. Tham dự viên sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng và thảo luận việc áp dụng những kiến thức này trong công việc – tại Việt Nam.

Susan Newfield– Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch của khoa Sức khỏe Gia đình/Cộng đồng (ngành Điều dưỡng) thuộc Trung tâm Khoa học Sức khỏe của Đại học West Virginia. Cô là một nhà trị liệu gia đình và là giảng viên các khóa học về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cá nhân và gia đình. Cô cũng là thành viên của Hiệp hội trị liệu hôn nhân và gia đình Hoa Kỳ và thường xuyên làm việc với thanh thiếu niên.

 

 

HỘI THẢO 4: Những kỹ thuật trị liệu sang chấn (Từ ngày 27/5/2019-29/5/2019) – Thạc sĩ James Keim

Người tham dự sẽ tìm hiểu năm công cụ mà các nhà trị liệu sử dụng để điều trị sang chấn. Chúng bao gồm kỹ thuật “tua ngược”, cấu trúc hợp tác trị liệu, hiểu và làm việc với những yếu tố làm ảnh hưởng đến tiến trình, thay đổi câu chuyện cuộc sống và kỹ thuật lắng nghe nâng cao. Hội thảo này sẽ hữu ích cho cả người mới bắt đầu và những nhà trị liệu có kinh nghiệm.

Thầy James Keim – Trợ giảng tại Trường Công tác Xã hội thuộc Đại học West Virginia và Giám đốc Dự án Trẻ em Đông Nam Á, một dự án tập trung vào phòng chống buôn bán trẻ em và trị liệu cho các nạn nhân. Bên cạnh đó Thầy còn là đồng tác giả của cuốn sách The Violence of Men (tạm dịch: Tính bạo lực của con người) và góp phần xây dựng các tài liệu khác về liệu pháp điều trị dành cho trẻ em và gia đình. Ông là cựu chuyên gia của tổ chức Fulbright tại Việt Nam và đã từng giảng dạy tại các hội thảo quốc tế về trị liệu sang chấn.

 

 

HỘI THẢO 5: Tạo sự thay đổi bằng kịch nghệ (Từ ngày 30/5/2019 đến 31/5/2019) – Thạc sĩ Nhina Le Keim

Nhà hát truyền thống thể hiện sự đối nghịch giữa diễn viên thực hiện vở kịch với khán giả. Tuy nhiên, với nhà hát phi truyền thống phá vỡ sự phân đôi sai lầm này vì nó cho phép người tham gia trở thành những học viên tích cực, như là các diễn viên đặc biệt, cùng xem, khám phá và hành động để tạo ra sự thay đổi. Hội thảo sẽ sử dụng phương pháp “theatre of the oppressed and playback theatre” (tạm dịch là tìm kiếm sự thay đổi thông qua kịch nghệ/sắm vai) để khám phá các vấn đề thực tiễn thông qua hoạt động sắm vai, tương tác của người tham dự để mỗi người tự tìm ra cách giải quyết vấn đề. Phương pháp này sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau bao gồm: tạo động lực, kịch nghệ hình ảnh, kịch nghệ diễn đàn và cầu vồng khát vọng.

Cô Nhina Le Keim là chuyên gia về hòa bình, giải quyết xung đột và nghiên cứu chiến lược. Cô đã giảng dạy và thực hành phương pháp “theatre of the oppressed and playback theatre (tạm dịch là tìm kiếm sự thay đổi thông qua kịch nghệ/sắm vai) trong hơn 6 năm. Cô Nhina hiện đang làm việc trong các dịch vụ tài chính ở California. Cô cũng là một nhà phân tích chính sách Đông Nam Á và là người có nhiều kinh nghiệm hợp tác với nhiều nhóm chuyên gia, trường đại học, các tổ chức phi chính phủ ở Washington, D.C., California và Singapore. Cô Nhina đã từng dạy tiếng Anh tại Trường Trung học phổ thông năng khiếu và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

HỘI THẢO 6*: Làm việc với nạn nhân bị mua bán trong 24 giờ đầu tiên (Từ ngày 3/6/2019 đến ngày 5/6/2019) – Thạc sĩ Victoria Mellor

Trong chủ đề này tham dự viên sẽ có cơ hội tham gia vào các bài tập, hoạt động nhóm về cách làm việc và hỗ trợ giải cứu nạn nhân bị mua bán trong 24 giờ đầu tiên. Tham dự viên sẽ được hiểu về giải cứu, giúp nạn nhân đến nơi an toàn, tìm hiểu những phản ứng khác nhau của nạn nhân trong quá trình trợ giúp và thu thập thông tin cho việc hỗ trợ những nhu cầu ban đầu cho nạn nhân.

Cô Victoria Mellor là chuyên gia về vấn đề giao thoa giữa các ngành khoa học sức khỏe, tâm lý học, an ninh và quốc phòng. Cô đã sống và làm việc tại hơn 26 quốc gia bao gồm Đông Âu, Ấn Độ, Châu Phi và Đông Nam Á, đồng thời Cô còn là cố vấn về truyền thông, đa văn hóa và chiến lược toàn cầu. Cô đã từng là biên tập viên của Tạp chí Chống khủng bố và làm việc trong lĩnh vực quản lý tình báo về sự đe dọa. Cô Victoria là một nhà nghiên cứu cao cấp tại FEDI, nơi cung cấp nghiên cứu và tư vấn về chính sách dựa trên bằng chứng và là một huấn luyện viên, nhà giáo dục với trên 10 năm kinh nghiệm.

 

 

HỘI THẢO 7*: Bạo Lực Học Đường: Chương Trình Phòng Ngừa và Can Thiệp Toàn Diện (Từ ngày 3/6/2019 – 5/6/2019) – Tiến sĩ Lê Nguyên Phương

Người tham dự sẽ được tìm hiểu về tính chất, hình thái và nguyên do của bạo lực học đường. Nhận diện các yếu tố và yêu cầu của một chương trình phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả và vai trò, trách nhiệm, công việc của mỗi thành viên trong cộng đồng học đường bao gồm: Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ hỗ trợ, học sinh, phụ huynh và cộng đồng.  Ngoài ra, người tham dự cũng sẽ được chia sẻ về những kỹ năng căn bản trong việc chủ động tham gia kế hoạch phòng chống BLHĐ toàn diện và lập kế hoạch đánh giá đầu và cuối để đo lường mức độ thành công của chương trình.

 

Thầy Lê Nguyên Phương là nhà tâm lý học đường. Trước đây, thầy là giảng viên khoa Tâm lý học đường, Đại học California tại Long Beach và là giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Chapman, Mỹ. Thầy đã giảng dạy và thực hành nhiều khóa học khác nhau trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tham vấn, tư vấn, đánh giá và can thiệp về tâm lý học đường. Hiện tại, Thầy đang làm việc tại Việt Nam với vai trò là tư vấn, giảng viên cho hệ thống giáo dục tư thục Vinschool. Đồng thời là cố vấn giảng viên sau đại học ngành tâm lý học đường tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thầy là tác giả của cuốn sách “Dạy con trong hoang mang” đã nhận được giải thưởng “Cuốn sách của năm” thuộc lĩnh vực giáo dục do Liên hiệp các tổ chức phi lợi nhuận và học giả độc lập tại Việt Nam. 

 

*Chỉ có thể chọn hội thảo 6 hoặc 7.

 

Email  swsi.htctxh@pacificlinks.org để có tên trong danh sách email nhận được thông báo đăng ký và có thêm thông tin từ chúng tôi

 

Quyên góp

 


Mọi câu hỏi vui lòng liên hệ qua email swsi.htctxh@pacificlinks.org.

Proudly powered by Themelexus.com